VIỆN NGHIÊN CỨU SÁCH VÀ HỌC LIỆU GIÁO DỤC
Tạp chí Toán học và Văn học trong nhà trường
………………..
TỔNG TẬP VĂN HỌC VÀ TUỔI TRẺ
HÀNH TRÌNH KHÁM PHÁ VÀ TRẢI NGHIỆM VĂN HỌC
Các bạn thân mến! Đã bao giờ bạn tự hỏi, chúng ta học văn để làm gì? Còn với Văn học và Tuổi trẻ, học văn là để trải nghiệm, học văn để trưởng thành, học văn để hoàn thiện bản thân,…
Với mục tiêu như vậy, Văn học và Tuổi trẻ luôn mong muốn góp phần nhỏ của mình vào việc dạy và học môn Ngữ văn. Để thuận lợi cho việc theo dõi mạch nội dung cũng như việc lưu giữ ấn phẩm được thuận lợi hơn.
Tổng tập Văn học và Tuổi trẻ hàng năm tập hợp 12 số Văn học và Tuổi trẻ trong một năm. Ấn phẩm Tổng tập Văn học và Tuổi trẻ năm 2023 là một tệp những bài viết hay…
Từ “Chân dung văn học”, nơi bạn có thể tìm hiểu, khám phá những câu chuyện hay và thú vị về các nhà văn, nhà thơ, từ đó có thêm góc nhìn về các tác giả tiêu biểu, nhất là các tác giả có tác phẩm trong SGK Ngữ văn, Chương trình GDPT 2018 qua các bài phỏng vấn: “Trò chuyện với nhà thơ Hữu Thỉnh, bến văn và những vòng sóng…)”; “Nhà thơ Bằng Việt và những vần thơ dung dị đời thường”, “Gặp gỡ nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm”, “Hoàng Phủ Ngọc Tường – tản văn và cái tôi nghệ sĩ”, “Nhà thơ Hoài Vũ – người “mắc nợ” với những dòng sông”,… và chân dung các nhà văn khác, đảm bảo nếu đọc hết bạn sẽ ngạc nhiên đó.
“Đi tìm vẻ đẹp văn chương”, gợi mở cách đọc hiểu, cách cảm mới đối với một tác phẩm văn học. Ta sẽ “Nhớ lắm – Khói bếp chiều ba mươi” – viết về tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Trọng Hoàn qua bài viết của PGS.TS. Lê Quang Hưng, hay hồi tưởng lại một không gian, thời gian vào “Viếng lăng Bác” qua bài viết “Thời gian nghệ thuật trong bài thơ Viếng lăng Bác” của TS. Đoàn Minh Tâm, tìm hiểu “Diễn biến tâm lí của nhân vật Dế Mèn” viết về đoạn trích “Dế Mèn phiêu lưu kí” của tác giả Tô Hoài qua bài viết của nhà văn Bùi Việt Thắng, khám phá một triết lí qua bài viết “Muối của rừng – một triết lí thâm sâu” viết về tác phẩm “Muối của rừng” của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp qua bài viết của TS. Mai Anh Tuấn,…
Mục “Hỏi vắn đáp văn” là cầu nối giữa bạn đọc và văn học. PGS.TS. Ngô Văn Giá sẽ giúp bạn đọc giải mã những vẻ đẹp tiềm ẩn, thú vị của văn chương từ những câu hỏi vắn (ngắn) nhưng bạn sẽ nhận được những câu trả lời rất rất văn đó nhé…
Hay thấu hiểu những băn khoăn, bỡ ngỡ của giáo viên, học sinh đối với Chương trình GDPT năm 2018, với môn Ngữ văn, VH&TT đồng hành cùng bạn đọc qua chuyên mục “Đồng hành cùng CT&SGK” để thông tin, chia sẻ những điểm mới của Chương trình và giải đáp những khó khăn trong tiếp nhận các tác phẩm như chuỗi bài viết của PGS.TS. Dương Tuấn Anh về các từ Hán Việt khó trong các văn bản trong SGK; cung cấp ngữ liệu Đọc mở rộng ở chuyên mục “Tác phẩm hay cho bạn”, với văn bản phù hợp yêu cầu mới, Chương trình 2018 học như “Chiều cuối năm” của tác giả Đinh Thị Như Thuý, “Nhà mẹ” của nhà thơ Lữ Mai, “Cúc dại và tia nắng” của tác giả trẻ Dy Duyên, “Mắt trường sa” của tác giả Vũ Hoàng Thuật và “Trên mặt đá khô cạn” của tác giả Đỗ Bích Thuý,…
Các đề thi thử sức vào lớp 10, THPT Quốc gia, đề thi HSG, đề ôn tập, kiểm tra giữa và cuối kì từ các giáo viên giỏi, các chuyên gia sẽ đồng hành cùng bạn đọc ở chuyên mục “Giúp bạn ôn thi”.
Tổng hợp các bài viết, các sáng tác, nơi các cây bút tuổi hồng thể hiện trong chuyên mục “Mùa đầu văn học”, hay nơi các em thể hiện bản thân, cá tính qua các bài viết văn hay như: “Thầy dạy viết hoa danh từ Tổ quốc”, “Hành trình chuẩn bị của mỗi chúng ta”,…
Với tiêu chí vui mà học, chuyên mục Vui học Ngữ văn, nơi đăng tải các đề thi Vui học Ngữ văn hàng tháng, bạn đọc sẽ có những giây phút giải trí, tài liệu tham khảo ngoại khoá cho các bạn học sinh và giáo viên.
“Mật ngữ tuổi hồng” cùng các bạn “du hành trong thế giới nội tâm” để tìm ra ước mơ, mục tiêu trong cuộc sống, hay chia sẻ những băn khoăn của tuổi học trò…
Và sẽ còn nhiều bài viết hay nữa, hãy cùng khám phá trong Tổng tập Văn học và Tuổi trẻ năm 2023 này nhé.
Bìa: bìa cứng (Couches cán mờ)
Khổ: 15.5 x 23cm
Giá: 250.000vnđ
Dự kiến phát hành: ngày 30.01.2024
Đăng kí trước tại link: https://forms.gle/mUoGZ8sJT47a8rQF8
Mọi thông tin liên hệ vui lòng liên lạc tới địa chỉ: Viện Nghiên cứu sách và học liệu giáo dục, 187B Giảng Võ, p. Cát Linh, q. Đống Đa, Hà Nội. Số điện thoại: 0243.5122847.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.